iBMS – Hệ thống quản lý tòa nhà thông minh

IBMS tiếp tục đáp ứng nhu cầu của người quản lý tòa nhà để tối ưu hóa sự thoải mái, tiện nghi, an toàn, an ninh và hiệu quả trong những môi trường thay đổi nhanh chóng, ở đó hiệu suất của các tòa nhà và các cá nhân con người, là chìa khóa cho các kết quả kinh doanh tốt hơn.

Chi phí vận hành các máy móc thiết bị ngày càng tăng cao & dường như đã vượt quá tầm kiểm soát. Chịu ảnh hưởng từ những tác động của việc tăng chi phí sử dụng năng lượng, các yêu cầu về thân thiện với môi trường, thiết bị và nhân lực làm việc với hiệu suất thấp, các nhà quản lý đang tìm kiếm các giải pháp có thể giúp họ quản lý & vận hành các máy móc thiết bị một cách tiết kiệm và hiệu  quả  nhất.

Hệ thống Tích hợp Quản lý tòa nhà  (IBMS) là một trong những giải pháp quan trọng. Những lợi ích về kinh tế của làm việc nhóm được thiết lập, và cho phép sự phối hợp vận hành một cách chặt chẽ giữa các hệ thống chức năng (ví dụ như hệ thống điều hòa không khí và thông gió HVAC, hệ thống chiếu sáng, hệ thống an toàn, cảnh báo an ninh, quản lý năng lượng) sử dụng các giao thức mở theo chuẩn công nghiệp, có thể kiết kiệm một cách đáng kể chi phí cho năng lượng và điều hành. Ví dụ, việc lên kế hoạch hoạt động cho các hệ thống HVAC, hệ thống chiếu sáng, và an ninh của cùng một khu vực có thể làm cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng của tòa nhà và tăng năng suất lao động của người vận hành bởi vì chỉ một công cụ lập kế hoạch duy nhất được dùng thay vì phải thiết lập một cách đơn lẻ kế hoạch làm việc cho từng hệ thống chức năng này. Việc lập kế hoạch chung này làm cho các hệ thống tòa nhà hoạt động một cách đúng đắn, đảm bảo khu vực đã được bảo vệ, đèn tắt và hệ thống HVAC ở chế độ chờ cho mục tích tiết kiệm năng lượng tối ưu.

IBMS tổ chức thu thập các thông tin về vị trí địa lý của các tòa nhà, cơ cấu tổ chức của tòa nhà, tình trạng hệ thống cảnh báo và báo động. Mô hình các doanh nghiệp hiện nay cung cấp cho người vận hành “trong nháy mắt” nhận thức về cơ sở vật chất và tình trạng cụ thể của hệ thống, cho dù họ đang giám sát một tòa nhà duy nhất, trên một khuôn viên, trên toàn thành phố hoặc trên toàn cầu. IBMS tiếp tục đáp ứng nhu cầu của người điều hành tòa nhà để tối ưu hóa sự thoải mái, tiện nghi, an toàn, an ninh và hiệu quả trong những môi trường thay đổi nhanh chóng, ở đó hiệu suất của các tòa nhà và các cá nhân con người, là chìa khóa cho các kết quả kinh doanh tốt hơn.

IBM (nguon Technorb Systems)

Mô hình hệ thống iBMS (Nguồn ảnh: Technorb Systems)

HỆ THỐNG TÍCH HỢP QUẢN LÝ TÒA NHÀ (IBMS) bao gồm:

1)   Quản lý tòa nhà:

Quản lý tòa nhà và điểu khiển HVAC theo nhu cầu bằng cách cung cấp giao diện cho các giải pháp hệ thống mở hàng đầu và các thiết bị HVAC.

2)   Quản lý An ninh:

Giải pháp của chúng tôi tích hợp thông tin từ hệ thống kiểm soát an ninh, điều khiển truy cập, và các thiết bị theo dõi giám sát, đảm bảo bảo vệ cho con người và tài sản của bạn.

3)   Quản lý An toàn:

Giải pháp của chúng tôi cho phép theo dõi và điều khiển các hệ thống phòng cháy, báo cháy, chữa cháy và kiểm soát khói. Hệ thống này tương thích với chuẩn UL 864 cho điều khiển  và giám sát an toàn dựa trên nền Ethernet.

4)   Quản lý video kỹ thuật số:

Giải pháp của chúng tôi cho phép giám sát các khu vực sử dụng các camera được kết nối trực tiếp với mạng cục bộ LAN, cho phép xem và ghi hình ảnh theo sự kiện và linh hoạt.

5)   Quản lý năng lượng:

Module này giám sát, đánh giá và tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng, giúp cho việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tiết kiệm chi phí

Tiêu chuẩn chất lượng hệ thống Vận hành – Bảo dưỡng

Trong lĩnh vực vận hành và bảo dưỡng hệ thống kỹ thuật (O&M) người ta thường chỉ nghĩ đến độ tin cậy của số liệu để đánh giá chương trình. Mỗi nhà quản lý O&M đều muốn có một cơ sở tin cậy, tuy nhiên, một mình số liệu này không đủ để đánh giá hoặc xây dựng một chương trình O&M thành công.

Ngoài độ tin cậy, các nhà quản lý O&M cần phải có trách nhiệm trong việc kiểm soát chi phí, đánh giá và áp dụng các công nghệ mới, theo dõi và báo cáo về sức khỏe và các vấn đề về an toàn, cũng như mở rộng chương trình. Để hỗ trợ các hoạt động này, nhà quản lý O&M phải ý thức được các số liệu khác nhau có thể được sử dụng để đánh giá chất lượng, hiệu quả của các chương trình O&M. Không chỉ là những số liệu này hữu ích trong việc xem xét hiệu quả chương trình, mà còn hữu ích trong việc đánh giá chi phí mua sắm thiết bị, sửa đổi chương trình, và thuê lao động.

van hanh bao duong

Dưới đây là một số số liệu có thể được sử dụng để đánh giá một chương trình O&M. Không phải tất cả những số liệu này được sử dụng trong mọi trường hợp, tuy nhiên, một chương trình cần sử dụng các càng nhiều số liệu càng tốt để xác định thiếu sót và quan trọng nhất là để công bố thành công của chương trình.

  • Yếu tố năng lực: liên quan đến thực tế các nhà máy hoặc thiết bị có thể hoạt động đủ công suất. Đây là một thước đo mức hoạt động thực tế so với công suất hoạt động đầy đủ.
  • Vị trí công việc phát sinh hay đã hoàn thành: Theo dõi vị trí công việc tạo phát sinh và công việc đã thực hiện ngoài giờ sẽ giúp người quản lý hiểu rõ hơn về khối lượng công việc và tiến độ làm việc của nhân viên tốt hơn.
  • Khối lượng công việc cần bảo dưỡng – Dự báo các vấn đề liên quan đến khối lượng công việc và hiệu quả của các chương trình bảo dưỡng được phòng ngừa và dự báo.
  • Số liệu an toàn: Thông thường được theo dõi bằng số lượng các sự cố hoặc tổng các sự cố được báo cáo. Việc này giúp mang lai một bức tranh tổng thể mức độ an toàn.
  • Sử dụng năng lượng: Chỉ số chính của hiệu suất thiết bị, mức độ hiệu quả đạt được, và hao mòn có thể xảy ra.
  • Kiểm soát hàng hóa tồn kho: Tính toán chính xác về lượng thiết bị hư hỏng cần thay thế là một yếu tố quan trọng trong việc kiểm soát chi phí. Một sự hòa giải hàng tháng của hàng tồn kho “trên sổ” và “trên kệ” có thể cung cấp một biện pháp thực hành tốt kiểm soát chi phí của bạn.
  • Làm việc ngoài giờ: Công việc làm thêm giờ hàng tuần hoặc hàng tháng bao gồm khối lượng công việc, kế hoạch được lập, và những tác động kinh tế.
  • Số liệu về môi trường: Theo dõi mức độ xả (không khí và nước) và các trường hợp không tuân thủ.
  • Tỷ lệ nhân viên vắng mặt: Việc nhân viên vắng mặt thường xuyên chứng tỏ tinh thần làm việc thấp. Ngoài ra, tỷ lệ vắng mặt này tác động đáng kể đến kinh tế.
  • Thu nhập của nhân viên: Tỷ lệ doanh thu cao cũng là biểu hiện của tinh thần làm việc. Chi phí phát sinh trong việc tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới cũng tương đối cao. Các chi phí khác bao gồm những chi phí liên quan đến sai sót chủ yếu là do nhân viên mới được tuyển dụng chứ không phải do những nhân viên có kinh nghiệm.

Theo Facilities.net

download

BUILDING LOCATION

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

ĐỊA CHỈ:

Tháp B, Sky City Towers, 88 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

Tel:

+84 828 467 978

E-mail:

info@smacfm.vn

ENQUIRE

    © S.M.A.C. All rights reserved. Powered By PMC